NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU - Cửa hàng bán đầu lân sư rồng - trống múa lân - rẻ đẹp

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU

Tết trung thu hay còn gọi là rằm tháng tám được tổ chức vào giữa mùa thu, đúng ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Trong ngày lễ tết trung thu người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra ngoài sân để cúng trăng.

Trung thu trẻ em rước đèn đi xem múa lân, ca hát các bài hát trung thu và được thưởng bánh kẹo do nhà nào cũng bày cúng lễ. Khi trẻ em được thưởng thức bánh kẹo, trái cây từ mâm cỗ cúng đêm rằm người ta gọi là “phá cỗ”

TẾT TRUNG THU

Một góc thủ đô Hà Nội ngày tết trung thu

 

NGUỒN GỐC TẾT TRUNG THU

 

Người Việt ta ăn tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do phỏng theo những tục lệ của người Tàu. Tương truyền vua Đường Minh Hoàng vào đêm rằm tháng tám âm lịch dạo chơi ở vườn Ngự Uyển thì đạo sĩ La Công Viễn có phép tiên đưa nhà vua lên Cung Trăng. Lên đó nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên thướt tha trong xiên y đủ màu xinh tươi múa hát. Đến khi gần sáng đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới nhớ ra về nhưng trong lòng tiếc nuối.

Về tới cung vua người vẫn còn vẫn vương cảnh tên nên đã định ngày cứ rằm tháng tám hàng năm ra lệnh cho nhân gian tôt chức rước đèn bày tiệc ăn mừng và rước đèn, bày tiệc.

Thả đèn

Người lớn thả đèn hoa đăng cầu mong may mắn và bình an

 

Kể từ đó lễ rước đèn và bày tiệc trong rằm tháng tám đã trở thành tục lệ hàng năm.

 

Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU

 

Trong dịp trung thu người ta bày bánh trung thu, ấm trà thơm và rượu để cúng ông bà tổ tiên, mời thầy cô bạn bè và người thân cùng nhau thưởng thức. Đó là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn công lao của ông bà cha mẹ, để đời đời người ta chăm sóc lẫn nhau..

 

Cũng là lúc người thân quây quần bên nhau

 

Người hoa họ tổ chức múa lân trong dịp tết Nguyên Đán còn người Việt thì tổ chức trong dịp tết trung thu. Con lân tượng trưng cho sự may mắn bình an và phát tài.

Trong dịp Tết Trung Thu, trẻ em có dịp được học bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” một cách thích thú: “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím, đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.”

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *